Kiêng kỵ trong hôn nhân của người Nùng

Người Nùng là một trong số 54 dân tộc Việt Nam ngôn ngữ thuộc ngữ chi Tai của ngữ hệ Tai-Kadai.

Người Nùng với các nhóm địa phương: Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Nùng Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín, là một trong số 54 nhóm sắc tộc được chính phủ Việt Nam chính thức phân loại. Bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những kiêng kỵ trong hôn nhân của dân tộc Nùng để hiểu hơn về văn hoá và phong tục tập quán nơi đây nhé.

Người Nùng Dín

Trong lễ cưới hỏi của người Nùng Dín, nhà trai tìm một bà mối đứng tuổi đến nhà gái thăm hổi và tìm hiểu mọi mặt về cô gái, đồng thời giới thiệu về chàng trai và gia đình anh ta. Còn người Nùng An thì tìm một bà cô trong họ thay mặt nhà trai mang lễ vật gồm 20 lá trầu, 1 cây vỏ, 1 cân đường, đựng trong 1 cái giỏ tre, tới nhà gái chạm ngõ. Lễ này chỉ được tiến hành vào các ngày chẵn (theo âm lịch) và kiêng những ngày không hay (hươu giác, cú kêu…). Nếu được ưng thuận, mẹ cô gái đặt lễ vật lên bàn thờ tổ tiên. Sau ba ngày bà mối quay trở lại nhà gái xin lá số của cô gái.

Người Nùng Phàn Slình

Nhận xong lá số, nhà trai nhờ thầy mo so mệnh cả hai người xem có hợp nhau không. Khi so mệnh cũng phải chọn ngày lành tháng tốt và phải kiêng cữ. Người Nùng Phàn Slình cho rằng: trên đường đi gặp rắn là tốt, gặp tiếng tu hú kêu, gặp đàn bà đang gội đầu là không tốt. Người ta sẽ làm lễ mừng lá số nếu như hợp nhau.

Dân tộc Nùng

Từ tháng 7, tháng 8 đến tháng 2 âm lịch năm sau là thời gian thích hợp nhất cho việc tổ chức tiệc cưới. Người ta cho rằng nếu sáng hôm cưới có mưa phùn, chiều hửng nắng thì sau này đôi trai gái sẽ ăn nên làm ra, còn nếu ngày đó có sấm sét thì điều rủi ro có thê xảy ra.

Người Nùng Cháo

Thông thường lễ cưới được tổ chức trong hai ngày: Ngày đầu tổ chức tại nhà gái, ngày thứ hai tổ chức ở nhà trai. Dần đầu đoàn rước dâu người Nùng Cháo là ông mối, tiếp đến là chàng rể, phù rể, 2 thanh niên khiêng lợn quay, 1 bé trai gánh xôi, 1 bé gái gánh 8 con gà thiến, 1 con gà luộc, 1 dải lụa hồng và 1 mảnh vải. Khi từ nhà đi ra, không ai được dẫm chân vào bậc cửa chính. Trước lúc khởi hành phải đốt pháo để tống tiễn ma quỷ và sự rủi ro.

Người Nùng Lòi

Trên đường về nhà trai, đoàn rước dâu phải thực hiện một số nghi 11 nhất định. Gặp cầu thì cô dâu Nùng Lòi đặt chiếc khăn ở đầu cầu bên kia. Nếu gặp đám cưới khác đĩ ngược chiều thì hai cô dâu Nùng Cháo đổi khăn hoặc nón, dép cho nhau. Đi qua những chỗ thiêng cô dâu Nùng Lòi che ô lên đầu và thắng đường mà bước. Cô dâu luôn mang theo mình cái kéo để chống lại mọi loại tà ma.

Người ta làm lễ “tẩy uế” cho cô dâu khi đến nhà chồng. Khi cô dâu Nùng An đến cửa nhà trai, chú (bác) chú rể vảy vài giọt nước lá bưởi vào chân cô ta. Người Nùng Lòi thì để sẵn một chậu nước lá bưởi ờ gần của chính, khi cô dâu bước tới, bác gái chú rể cắm nắm hương đang cháy khua trên mặt chậu nước.

Việt Nam đa dạng các dân tộc nên có những điều cấm kỵ khá lạ lẫm trong hôn nhân cũng là điều dễ hiểu. Với bài viết này, hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về những tục cấm kỵ trong hôn nhân của người Nùng – 1 trong 54 dân tộc của Việt Nam ta.

More Articles for You

Các địa điểm tổ chức tiệc cưới tại TpHCM “đẹp như mơ” của các cặp đôi sành điệu

Ngày cưới là một trong những khoảnh khắc trọng đại nhất của cuộc đời mỗi người. Chính vì vậy, việc …