Những kiểu bánh cưới đặc trưng ở các nhà hàng tiệc cưới HCM

Bánh cưới là món không thể thiếu trong ngày lễ trọng đại của các cặp đôi. Sự đa dạng và phong phú của các loại bánh không thể làm khó những đầu bếp tại các nhà hàng cưới HCM. Những chiếc bánh nhiều tầng bắt mắt luôn là tâm điểm của bữa tiệc.

Ý nghĩa mà những chiếc bánh cưới đem đến cho cô dâu và chú rể không quá phức tạp, hành động cắt bánh của cặp đôi thể hiện cho sự gắn bó, đoàn kết và sẻ chia trong cuộc sống hôn nhân sau này. Bánh cưới được coi như lời chúc phúc cho đôi uyên ương trong ngày thiêng liêng của họ. Những chiếc bánh cưới độc đáo từ nhiều nơi trên thế giới chắc hẳn sẽ khiến bạn phải trầm trồ khen ngợi.

Bánh cưới đến từ Anh Quốc

Những chiếc bánh kem sử dụng trái cây là loại bánh được người Anh ưa chuộng. Thông thường, những chiếc bánh này sẽ được làm từ rượu Cognac ủ lâu ngày, mận, nho khô, phúc bồn tử và vỏ cam nhằm tạo ra một chiếc bánh xốp và mịn. Sau đó được trang trí bằng bánh hạnh nhân, bơ brandy hoặc fondant. Đối với các nước Ireland and Scotland, bánh cưới sẽ được cho thêm rượu ngô, rượu brandy mạnh hay rượu whisky trên mỗi tầng bánh và kèm với hạnh nhân. Tuy nhiên, sự lan rộng của những chiếc bánh cupcake đang dần làm lung lay vị trí của bánh kem truyền thống.

Các loại bánh đến từ Châu Á

Ở Indonesia, bánh cưới hay được gọi là kek lapis và được làm từ nhiều lớp. Lúc đầu, bánh thường được làm từ sô cô là và vani nhưng ngay nay được thêm vào chút hương vị quế và hạt đậu khấu. Các bạn sẽ bất ngờ với bánh cưới đến từ Nhật Bản, khi chúng chỉ là những mô hình giả với những đường rãnh để cô dâu và chú rể đặt dao vào. Nhưng các bạn có thể yên tâm, những miếng bánh được phục vụ lại là hàng thật được cất trong bếp của nhà hàng. Đối với xứ sở kim chi, những chiếc bánh Âu Mĩ được cho là quá ngọt, do đó, bánh cưới truyền thống của họ thường được làm từ nếp và phủ một lớp bột đậu đỏ.

Bánh cưới từ vùng đảo Ca-ri-bê

Ở Bermuda, khi tổ chức tiệc cưới bánh cưới thường được trang trí bằng một cây bách dương nhỏ ở phía trên, sau đó cặp đôi sẽ mang cây đi trồng. Hành động đó thể hiện cho tình yêu ngày càng lớn mạnh của cặp đôi mới cưới.

Những chiếc bánh kem với sắc màu tối phủ bởi trái cây khô và các loại rượu như sherry, rượu vang hoặc rum là nét truyền thống của người dân Ca-ri-bê.

Bánh cưới đậm chất Địa Trung Hải

Trong các tiệc cưới ở Ý, những loại bánh quy như sô cô la, vani kèm kem rum hay trái cây được sắp xếp khoé léo như bông hoa đang nở được ưu ái rất nhiều. Ngoài ra, loại bánh zuppa inglese được coi là phiên bản khác của Trifle cũng rất thịnh hành.

Những cặp vợ chồng người Hy Lạp lại yêu thích món bánh hạnh nhân ít bột được phủ kem vani trứng sữa và trang trí bởi những lát hạnh nhân cắt mỏng. Những chiếc bánh truyền thống được làm từ mật ong, hạnh nhân và trái mộc qua là biểu tượng cho sự gắn kết của đôi lứa. Hay món bánh cưới thịt nguội được trang trí bằng hoa cũng là nét truyền thống của người dân nơi đây.

Độc đáo như bánh cưới Tây Âu

Bạn đã từng thấy những chiếc bánh quy có hình cây thông Noen chưa? Các cặp đôi ở Lithuania sử dụng bánh quy được nướng vàng gọi là sakotis có hình cây thông và được trang trí bởi hoa tươi hay cỏ vào ngày cưới của họ.

Korova là bánh cưới biểu tượng cho sự vĩnh cửu của hai gia đình được gắn kết bởi tình yêu đến từ cô dâu và chú rể Ukraine. Đây được coi là đại diện cho sự thiêng liêng của lễ cưới.

Bánh cưới Bắc Âu điển hình

Những chiếc bánh cưới ở Na Uy lại chính là bánh mỳ được làm từ bột trắng ở các trang trại khi tới mùa. Ở đây, bất cứ thực phẩm luá mỳ nào đều có giá trị cao, vì vậy, bánh mỳ được cho là sự đãi ngộ tuyệt vời trong ngày cưới. Những chiếc bánh mỳ được phủ phô mai, kem và si rô cắt thành miếng vuông để phục vụ khách dự tiệc.

Người Đan Mạch lại yêu thích những chiếc bánh cưới với nhiều nguyên liệu như các loại hạnh nhân, bánh kẹo, trái cây hoặc kem bao quanh bởi da dê tong hình dạng chiếc nhẫn. Đôi khi những bức hình của cô dâu và chú rể cũng được sử dụng để trang trí lên bánh. Tất cả khách mời tham dự đều phải ăn một ít bánh để gửi lời chúc phúc đến cô dâu và chú rể.

Bánh kransakaka được coi là sự tận hưởng đối với các cặp đôi người Iceland. Chiếc bánh được làm từ nhiều lớp bánh hạnh nhân được xấp chồng lên nhau thành hình kim tự tháp và lấp đầy lõi bởi bánh kẹo hay sô cô la.

Những loại bánh cưới đến từ nhiều nơi trên thế giới nhưng đều có chung một ý nghĩa là sự gắn kết của người vợ và chồng. Nếu bạn yêu thích một trong những chiếc bánh cưới trên, hãy liên lạc với các nhà hàng tiệc cưới HCM để có được chiếc bánh cưới yêu thích. Bạn cũng có thể chọn lựa những chiếc bánh kem nhiều tầng theo phong cách Việt Nam khi bạn gặp khó khăn trong việc lựa chọn chiếc bánh cưới hợp ý.

admin

Recent Posts

Làm thế nào để kiểm tra chất lượng menu nhà hàng tiệc cưới?

Để bữa tiệc cưới diễn ra trọn vẹn, thực đơn chất lượng là một trong…

6 days ago

Quy trình làm việc của công ty tổ chức sự kiện tiệc cưới TPHCM

Việc tổ chức một đám cưới hoàn hảo không chỉ dừng lại ở việc chọn…

4 weeks ago

Các kiểu sắp xếp không gian phòng họp hội nghị khách hàng hiện đại

Tổ chức hội nghị khách hàng thành công không chỉ phụ thuộc vào nội dung…

1 month ago

Gói trang trí tiệc cưới: Cách trang trí dựa theo những phong cách

Mỗi đám cưới đều mang một câu chuyện riêng, phong cách trang trí thể hiện…

1 month ago

Top 5 gói trang trí tiệc cưới sang trọng và tiết kiệm nhất năm 2024

Trang trí tiệc cưới là yếu tố quan trọng giúp cô dâu, chú rể tạo…

2 months ago

Gói trang trí tiệc cưới giá rẻ nhưng chất lượng: Có nên thử?

Ưu điểm của gói trang trí tiệc cưới giá rẻ Tiết kiệm chi phí Những…

2 months ago