Những nghi lễ truyền thống của Việt Nam khi tổ chức tiệc cưới

 

Nếu bạn là một người yêu thích văn hóa, truyền thống Việt Nam lại đang trong giai đoạn chuẩn bị tổ chức tiệc cưới cho mình. Thì hãy cùng Metropole tìm hiểu tất tần tật những nghi lễ truyền thống trong đám cưới Việt Nam nhé.

Từ xa xưa, người Việt Nam đã rất xem trọng lễ cưới, bởi đây được xem như là một giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. So với ngày nay, đám cưới ngày xưa được tiến hành rất long trọng với nhiều nghi thức nghiêm trang và có phần phức tạp.

Tổ chức tiệc cưới truyền thống

Dù cuộc sống hiện đại có thay đổi đến đâu thì những giá trị phong tục cưới truyền thống vẫn được coi là nét đẹp và ý nghĩa.

Nghi lễ cưới đầu tiên – Lễ dạm hỏi

Lễ dạm hỏi hay được gọi là lễ dạm ngõ, lễ ra mắt là 1 trong 3 nghi lễ hôn nhân cực kỳ quan trọng trong tổ chức tiệc cưới của người Việt. Lễ này được cử hành với mục đích chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai bên gia đình. 

Khác với ngày xưa, hiện nay, lễ dạm ngõ được xem là buổi gặp gỡ của hai bên gia đình để tìm hiểu rõ hơn về gia cảnh, văn hoá, con người của đối phương, sau khi chính thức cử hành lễ dạm ngõ, cả hai bên gia đình mới bàn tính đến chuyện hôn nhân của cô dâu và chú rể.

Cách thức cử hành lễ dạm hỏi sẽ diễn ra khi nhà trai đến nhà gái xin được phép cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách danh chính ngôn thuận với sự đồng ý của hai bên gia đình trước khi đi đến quyết định kết hôn để bắt đầu đời sống hôn nhân.

Lễ dạm ngõ được tổ chức theo hình thức truyền thống

Tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau mà thủ tục lễ dạm ngõ cũng sẽ có sự biệt đôi chút, theo đó mà các lễ vật ra mắt có thể thay đổi ít nhiều. 

Nghi lễ thứ hai – Lễ đính hôn 

Lễ ăn hỏi hay thường được biết đến với tên gọi là lễ đính hôn một nghi thức tiếp theo quan trọng không kém trong phong tục tổ chức kết hôn truyền thống của người Việt. 

Nghi thức này như là một sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai bên. Lúc này người con gái sẽ được gọi là “vợ sắp cưới” của đàng trai, và chàng trai sẽ được xem như là con rể của nhà gái. Cả hai người có thể gọi người lớn của hai bên là ba và mẹ từ lúc này.

Lễ đính hôn theo phong cách truyền thống Việt Nam

Trong lễ ra mắt, nhà trai lúc này sẽ mang lễ vật tới nhà gái. Từ lúc nhà gái nhận lễ ăn hỏi cũng chính từ khoảnh khắc đó đã chính thức chấp nhận gả con gái cho nhà trai. 

Nghi lễ cưới thứ 3: Lễ xin dâu

Tiếp theo đó chính là lễ xin dâu, một nghi lễ nhỏ được thực hiện ngay trước giờ đón dâu từ nhà mẹ đẻ để về với nhà chồng. Trong nghi lễ này, phụ mẫu của chú rể sẽ cùng một số người thân trong gia đình tới nhà gái, đem theo một cơi trầu cùng một chai rượu để báo trước giờ đoàn đón dâu bên nhà trai sẽ tới.

Cau trầu được đem đến nhà đàn gái trước khi tổ chức lễ rước dâu

Gia đình nhà gái sau khi đã nhận lễ vật, đặt lên bàn thờ gia tiên trong gia đình và thắp hương. Sau đó, đoàn thực hiện nghi lễ xin này sẽ cáo lui ra về để cả hai bên đều kịp chuẩn bị thực hiện cho nghi lễ rước dâu.

Nghi lễ cưới thứ 4: Lễ rước dâu

Rước dâu là được xem là nghi lễ quan trọng nhất trong phong tục cưới xin của người Việt từ xưa cho đến nay. Lễ rước dâu hiện nay thường được nhắc tới với một cái tên ngắn gọn hơn là lễ cưới. Nếu như trong 3 nghi lễ trên có thể vu vi tổ chức gộp lại hoặc lược bớt như lễ xin dâu thì lễ rước không lại là một bước không thể thiếu để hoàn thiện nghi lễ tiệc cưới.

Lễ rước dâu theo nghi thức tổ chức tiệc cưới truyền thống Việt Nam 

Thông thường nghi lễ này sẽ được thực hiện ngay sau khi nghi lễ xin dâu được tổ chức. Đoàn nhà trai lúc này sẽ đi đến nhà gái và tiến hành thực hiện những nghi thức tiếp theo của nghi như phát biểu, làm lễ ra mắt gia tiên cũng như không thể thiếu phần trao tặng của hồi môn của hai bên gia đình cho cặp đôi. Sau nghi lễ vu quy này, bên đàn trai sẽ đến đón cô dâu về nhà để tổ chức lễ thành hôn cho đôi vợ chồng sắp cưới.

Lễ lại mặt – Buổi gặp gỡ giữa hai bên gia đình sau khi tổ chức tiệc cưới

Lễ lại mặt hay còn được gọi là lễ nhị hỷ, nó diễn ra sau lễ cưới 1 vài ngày. Đây là nghi lễ cuối cùng trong một lễ cưới.

Trong buổi lễ này, cha và mẹ của cô dâu sẽ đóng vai trò là người chia sẻ và động viên cho con gái của mình khi những ngày đầu sống xa gia đình. Bên cạnh đó, những bậc phụ huynh sẽ giúp người con gái của mình cũng tức là tân nương ý thức được trách nhiệm cũng như vai trò mới trong cuộc đời của mình.

Lễ lại mặt sau khi cưới

Đồng thời, đây cũng còn là dịp để cho chú rể có nhiều thời gian để được thân thiết và gần gũi hơn với gia đình bên nhà vợ. Đây được xem là thời điểm chính thức sau đám cưới con rể có dịp để hỏi thăm bố mẹ vợ với cương vị là một người con chính thức.

Xem thêm tại: Những lưu ý khi tổ chức tiệc cưới ngoài trời

Tổng kết:

Ngày nay, tổ chức tiệc cưới có phần đơn giản hơn vì nhịp sống ngày càng hối hả và hiện đại hóa hơn. Tuy nhiên, những phong tục và tập quán cũng như những nghi lễ khi xưa tuy có phần phức tạp hơn nhưng lại có những nét rất đẹp rất, rất đậm chất Việt Nam. Nếu bạn yêu thích phong cách tổ chức tiệc cưới mang đậm dấu ấn truyền thống Việt Nam, hãy để Metropole thực hiện điều đó cho bạn.

 

More Articles for You

Nhà hàng tiệc cưới Tân Bình – Điểm đến lý tưởng cho tiệc cưới hoàn hảo

Lễ cưới đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời của mỗi người, vì vậy, mọi cặp đôi đều khao …

Mách bạn làm sao để chọn trung tâm tổ chức sự kiện chất lượng, đáng tin cậy

Khi bạn có nhu cầu tổ chức một sự kiện, điều quan trọng nhất là tìm được một nơi tổ …