Thứ tự phụ nữ trong hôn nhân của người xưa

Theo tục lệ của người Việt xưa, người vợ được cha mẹ chú rể công nhân, được làm lễ cưới hỏi đàng hoàng, tổ chức tiệc cưới chiêu đãi khách mời tại nhà hàng đầy đủ mới được xem là vợ cả.

“Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” không chỉ áp dụng cho phụ nữ, mà đối với đàn ông Việt xưa cũng bắt buộc phải tuân theo. Phụ nữ không được chọn người chồng mà họ mong muốn, cũng như đàn ông không thể cưới người vợ mà mong cầu. Tất cả phụ thuộc vào sự sắp xếp của cha mẹ hai bên, vào gia cảnh “môn đăng hộ đối” và một tiệc cưới được tổ chức tại địa điểm được chọn.

Theo phong tục của người Kinh, cô gái mà cha mẹ cưới cho lần đầu gọi là vợ cả. Có trường hợp người con trai đi làm ăn xa nhà tự ý lấy vợ, chưa được cha mẹ và họ hàng chấp thuận thì người vợ do cha mẹ cưới cho sau này vẫn được coi là vợ cả, còn người vợ lấy trước phải chịu phận làm em.

Thứ tự phụ nữ trong hôn nhân của người xưa

Trai còn ít tuổi, lấy vợ hai còn là con gái thì thường có nạp cheo và cưới hỏi hẳn hoi. Nhưng nếu đã luống tuổi, người đàn ông lấy thêm vợ hai, vợ ba thường không bao giờ có chuyện cheo cưới nữa.

Theo phong tục xưa cha mẹ chỉ gả bán một lần, lần sau cha mẹ không tham gia cưới hổi nữa. Người đàn bà tái giá có hai trường hợp: hoặc chồng chết hoặc do ly hôn.

Nếu hai vợ chồng chưa có con với nhau thì “trai chê trai bỏ, gái chê gái đền”. Trường hợp “gái chê”, nhà trai thường bắt nhà gái phải đền gấp đôi, ba lần nhà trai bỏ ra để tổ chức đám cưới, sêu tết… Nếu hai vợ chồng đã có con với nhau, khi bổ nhau, con và mọi thứ của cải đều thuộc về chồng, trừ “ruộng hoa nữ” và đồ nữ trang nhà gái sắm cho cô dâu. Người vợ bị chồng bỏ gọi là “xuất mẫu”. Nếu sau này đôi vợ chồng đính ly hồn làm lành với nhau thì không gọi là tái giá. Nhưng trước khi trở về sống chung với chồng phải làm lễ tạ gia tiên nhà chồng và cha mẹ chồng.

Nếu chồng chết, phải thờ ba năm đoạn tang, người phụ nữ mới được tái giá.

Người mẹ goá lấy chồng khác gọi là giá mẫu.

Trước khi tái giá phải lo liệu cho chồng cũ được “mồ yên mả đẹp”, làm lễ tạ chồng cũ, khẩn cầu chồng cũ phù hộ. Nếu cha mẹ chồng vẫn còn thì phải đem trầu, rượu đến lễ tạ và xin phép được đi bước nữa. Đứa con (nếu có) vẫn thuộc bên nội, muốn mang con đi người phụ nữ phải xin phép cha mẹ hoặc chú bác của chồng.

Theo tục lệ người xưa, ngoài phần sính lễ ra, thì đa phần nhà trai sẽ phải phụ giúp chi phí đãi tiệc cưới tại nhà hàng, trang phục cưới, y phục mới cho cô dâu,… chính vì vậy, nhiều gia đình sẽ căn cứ vào gia cảnh của đôi bên, cũng như điều kiện của bản thân trước khi tiến hành đến đặt lời dạm ngỏ và nêu vấn đề hôn nhân của đôi trẻ.

Bạn có thể tham khảo những tục lệ cưới hỏi khác của người Việt xưa ở những kỳ trước nhé.

More Articles for You

Nhà hàng tiệc cưới Tân Bình – Điểm đến lý tưởng cho tiệc cưới hoàn hảo

Lễ cưới đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời của mỗi người, vì vậy, mọi cặp đôi đều khao …

Mách bạn làm sao để chọn trung tâm tổ chức sự kiện chất lượng, đáng tin cậy

Khi bạn có nhu cầu tổ chức một sự kiện, điều quan trọng nhất là tìm được một nơi tổ …