Categories: Cưới

Tìm hiểu nguyên tắc hỷ không gặp hỷ trong khi kết hôn

“Hỷ không gặp hỷ” là một điều cấm kỵ trong dân gian. Trong khi kết hôn, quan hệ, hai bên có hỷ sự thường phải lấy “hỷ không được hỷ” làm nguyên tắc trong một vài trường hợp đặc biệt.

Từ nguyên tắc này mọi người có thể tránh được trường hợp hỷ khí bị tiêu giảm, bảo trì được cát lợi. Vậy nguyên tắc này là gì và cụ thể là như thế nào? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé.

Nguyên tắc “hỷ không gặp hỷ” là gì?

Trên thực tế, sau khi nam nữ thành thân cần chú ý một vài nguyên tắc quan trọng như sau:

Trước tiên, khi đính hôn, tân nương không được ăn bánh lễ. Bởi vì, theo quan niệm cổ xưa, tân nưong ăn bánh lễ. Vào ngày tân hôn thường có kinh nguyệt, thân thể không sạch sẽ, tự nhiên mất đi sự cát lợi.

Tiếp đến, cần tránh 2 lễ đón dâu gặp nhau.

Khi đón dâu gặp một lễ đón dâu khác thường là dấu hiệu không may mắn. Điều này có nghĩa là có sự chênh lệch về tiền tài cũng như con người. Hai bên thường so sánh cao thấp. Nếu một bên mạnh hơn bên kia, sẽ khiến cho bên suy yếu tán khí, suy bại, không được cát lợi. Bên cạnh đó, bên mạnh hơn do mất lực xung tán nên cũng bị suy giảm, cũng không thu được điều gì tốt đẹp.

Những điều không nên làm trong nguyên tắc “hỷ không gặp hỷ”

Người ta thường nói: “Làm nhà, cưới vợ, tậu trâu” là 3 việc lớn trong đời. Nên việc kết hôn đối với người xưa là vô cùng quan trọng. Ngoài việc lựa chọn địa điểm tổ chức cưới sao cho thật chu đáo thì đón dâu cũng là một vấn đề hết sức được xem trọng.

Do muốn tận hưởng hạnh phúc trọn vẹn, tránh phúc bị mất mát nên người xưa thường tránh đón dâu cùng ngày. Nếu trường họp không tránh khỏi, mọi người liền nghĩ ra một phương pháp giải quyết, đó là chúc phúc cho nhau. Hiện nay, hủ tục này đã không còn được giữ. Trong cuộc sống thành thị hiện đại, người ta còn tổ chức kết hôn 100 cặp vợ chồng trong cùng một ngày…

Sau khi kết hôn được 3 tháng, tân nương không được vào phòng tân hôn của người khác, không được tham gia ăn cưới, không được vào phòng đẻ của người phụ nữ có thai chưa đầy 4 tháng. Điều này để tránh hỷ khánh tương xung.

Cuối cùng, trước và sau sinh nở cần chú ý: Người phụ nữ mang thai tránh không được tham gia đám cưới, tiệc mừng, sờ vào nữ trang, phấn son của tân nương, vào phòng cưới, ngồi lên giường của chú rể. Người mang thai không được ăn các vật phẩm của lễ đính hôn, như: Bánh ngọt, trà đường…

Nếu 2 người phụ nữ cùng mang thai không được dùng chung một cái lược, phấn son… để có thể tránh hỷ khí xung nhau hoặc có thể bị đổi thai. Bên cạnh đó, trước khi sinh nở, người phụ nữ không nên gặp Hồng hỷ sự và Bạch hỷ sự. Bởi những việc này có thể dẫn tới hỷ xung hỷ, hung xung hỷ. Hai bên thường gặp bất lợi.

Sau khi trẻ được 3, 4 tháng tuổi, không phải kiêng cữ những điều cấm kỵ trên nữa.

Có thể nói, nguyên tắc “hỷ không gặp hỷ” trong hôn lễ ngày xưa thể hiện ước nguyện mong cầu hạnh phúc trọn vẹn của con người. Tuy nhiên, có nhiều lễ tục đến nay đã cổ hủ, và bản thân chúng ta nên lấy đó làm tư liệu nghiên cứu để tôn trọng tinh thần tôn sùng hạnh phúc của cha ông.

admin

Recent Posts

Thực đơn đám cưới sang trọng đẳng cấp và cách chọn thực đơn hoàn hảo

Đám cưới là một trong những dịp quan trọng và đáng nhớ nhất trong cuộc…

4 days ago

Những điều cần biết khi lựa chọn nhà hàng đám cưới

Đám cưới là một trong những sự kiện quan trọng và đặc biệt trong cuộc…

2 weeks ago

Tại sao nên thuê công ty tổ chức đám cưới thay vì tự đảm nhận?

Việc tổ chức đám cưới trở nên phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian…

3 weeks ago

Lý do tại sao bạn nên thuê dịch vụ tiệc cưới chuyên nghiệp

Đám cưới là một trong những sự kiện quan trọng và đáng nhớ nhất trong…

3 weeks ago

Gợi ý tạo điểm nhấn bằng ánh sáng và màu sắc tại nhà hàng tiệc cưới TPHCM

Lợi ích của việc chọn ánh sáng và màu sắc trong nhà hàng tiệc cưới …

4 weeks ago

Tổ chức tiệc cưới ngoài trời lung linh trên bãi biển

Bãi biển luôn thu hút sự quan tâm của nhiều cặp đôi trong việc tổ…

4 weeks ago